NHU CẦU NGUỒN LỰC VÀ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG DỮ LIỆU
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4) [1] được báo chí nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây với kỳ vọng là một cuộc cách mạng số với sự hỗ trợ của các ứng dụng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano và sinh học và cảm biến, vv… Tuy nhiên, cốt lõi cho các kết nối số này là việc liên kết và số hóa lưu trữ dữ liệu các hoạt động trên không gian mạng. Do đó, việc quản trị, kết nối không gian mạng mọi lúc và mọi nơi tạo ra sự động lực phát triển không giới hạn và là lĩnh vực sẽ được quan tâm bậc nhất trong cuộc CMCN4. Việc này tạo ra cơ hội và thách thức chưa từng có cho việc nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật để kết nối không gian dữ liệu số này và ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ kết nối số không gian mạng trên.
Được xem là ngành của những “kết nối”, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu kết nối các thiết bị vật lý thông qua các liên kết logic bằng các giao thức mở [2], giúp chúng ta có thể tương tác với nhau qua không gian mạng. Tuy là một chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhưng ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có sự ảnh hưởng rất lớn trong xã hội hiện đại. Ngày nay, chúng ta hầu như không thể tách rời chiếc điện thoai và máy tính của mình, nơi cung cấp các ứng dụng kết nối internet không thể thiếu trong đời sống hàng ngày như facebook, zalo, email, youtube, vv…Với sự phát triển trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu, công nghệ nano và cảm biến, hệ thống mạng mạng máy tính và truyền thông dữ liệu hiện này nay không những có thể kết nối với giới thực mà còn liên kết với thế giới ảo mọi lúc, mọi nơi.
Do không gian dịch vụ số trên mạng internet phát triển liên tục, việc nghiên cứu phần cứng và phần mềm hỗ trợ các dịch vụ này ngày càng được mở rộng và phát triển không ngừng. Do đó, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu được xem là ngành nghề có triển vọng cao do nhu cầu tuyển dụng lớn và mức lương rất cao. Theo dự báo trong báo cáo [3], lương của nhân viên trong ngành có lương cao nhất và liên tục tăng trưởng tốt. Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng sinh viên theo học ngành này luôn được các tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước chào đón với số lượng lớn và lương cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác [4]. Tuy nhiên, ngành này cũng có những yêu cầu và đòi hỏi rất cao về tư duy, kỹ năng và thái độ làm việc.
Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tự hào là nơi đầu tiên tại Việt Nam đã kết nối mạng internet để phục vụ các hoạt động học tập và nghiên cứu đến sinh viên. Học viện hiện là đơn vị đào tạo có uy tín thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thông tin và truyền thông và cho nhu cầu xã hội từ bậc đại học (chuyên ngành hẹp trong công nghệ thông tin) đến bậc sau đai học (tên ngành truyền dữ liệu và mạng máy tính). Cộng đồng các thế hệ sinh viên hiện đang có những đóng góp quan trọng và nắm các vị trí trọng yếu trong ngành [5]. Điều này, khiến ngành truyền dữ liệu và mạng máy tính của Học viên luôn là địa chỉ hấp dẫn và thu hút rất nhiều bạn trẻ theo học và nghiên cứu nghề kết nối.
Tham khảo:
[1] K. Schwab, The fourth industrial revolution. Currency, 2017.
[2] Internet Protocol [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet_Protocol
[3] Occupational Outlook Handbook [Online]. Available: https://www.indeed.com/q-Occupational-Outlook-Handbook-jobs.html
[4] Vietnamworks [Online]. Available: https://www.vietnamworks.com/
[5] Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_B%C6%B0u_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%85n_th%C3%B4ng