Các chuyên ngành

bởi Editor

Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ phần mềm nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng:

  • Thu thập, phân tích các nhu cầu sử dụng phần mềm từ khách hàng để phục vụ công tác thiết kế.
  • Thiết kế, lập trình và quản lý các dự án phần mềm có qui mô vừa và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.
  • Đánh giá, kiểm định đảm bảo chất lượng của phần mềm.
  • Bảo trì và nâng cấp phần mềm
  • Xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng và đóng gói phần mềm.
  • Áp dụng tri thức khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích và giải quyết  hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong xây dựng và phát triển phần mềm.

Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính

Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kỹ thuật máy tính nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng :

  • Thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì cả phần cứng và phần mềm (tập trung vào các phần mềm cho các thiết bị điện tử số) của các hệ thống điện tử số bao gồm các hệ thống truyền thông, máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.
  • Thiết kế, xây dựng và áp dụng các hệ thống nhúng.
  • Kiểm định và đánh giá hiệu năng của hệ thống máy tính
  • Lập trình phát triển các chương trình điều khiển và giao tiếp thiết bị

Chuyên ngành Hệ thống thông tin

Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Hệ thống thông tin nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng:

  • Phân tích và đánh giá vai trò hệ thống thông tin trong các tổ chức doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá vai trò các thành phần của hệ thống thông tin bao gồm con người, quy trình, phần cứng, phần mềm và dữ liệu.
  • Vận dụng các khái niệm về hệ thống để đánh giá, giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hệ thống thông tin.
  • Vận dụng sáng tạo các kỹ thuật thu thập, biến đổi, truyền, và lưu trữ thông tin.
  • Phân tích, thiết kế và mô hình hóa qui trình và dữ liệu trong các tổ chức doanh nghiệp, xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật.
  • Áp dụng các công nghệ mới vào lập trình và triển khai các hệ thống thông tin, đặc biệt là các hệ thống thông tin đặc thù như thương mại điện tử, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống thông tin đa dịch vụ, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thanh toán điện tử.

Chuyên ngành Khoa học máy tính

Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Khoa học máy tính nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng :

  • Nắm vững và vận dụng tốt các khái niệm, nguyên lý, lý thuyết liên quan tới khoa học máy tính và ứng dụng phần mềm.
  • Thiết kế, cài đặt và vận hành các hệ tính toán tốc độ cao và công suất lớn
  • Thiết kế và áp dụng các thuật toán giải quyết hiệu quả các bài toán phức tạp trong khoa học công nghệ và tài chính kinh doanh
  • Vận dụng sáng tạo các kết quả của khoa học máy tính vào chế tạo các sản phẩm công  nghệ số trong tất cả các lĩnh vực.
  • Lập trình phát triển các phần mềm ứng dụng.

Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông

Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng:

  • Phân tích, thiết kế và triển khai mạng máy tính theo từng nhu cầu thực tế của cơ quan và doanh nghiệp.
  • Phân tích và kiểm định chất lượng các thành phần từ phần mềm đến phần cứng trong một mạng máy tính hiện hữu của cơ quan và doanh nghiệp.
  • Thao tác thành thạo trên các thiết bị mạng để kết nối luận lý và xử lý các sự cố, đạt yêu cầu theo chuẩn quốc tế đối với kỹ sư hệ thống mạng.
  • Vận dụng phương pháp và công cụ để quản trị vận hành mạng và quản trị an ninh mạng.
  • Tư vấn, thiết kế và triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, các giải pháp quản lý mạng.
  • Phân tích, thiết kế và lập trình phát triển các ứng dụng mạng và các giao thức truyền thông.

Chuyên ngành An toàn thông tin 

Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành An toàn thông tin nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng:

  • Kiểm tra, rà soát lỗ hổng và đánh giá an toàn mạng máy tính
  • Phân tích, thiết kế và triển khai giải pháp bảo đảm an toàn cho mạng máy tính
  • Theo dõi và vận hành an toàn hạ tầng mạng, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu và các chương trình ứng dụng, đáp trả tấn công và phát hiện sự cố.
  • Phân tích và phát hiện mã độc
  • Phân tích và truy tìm chứng cứ số
  • Xử lý các sự cố an ninh mạng một cách chính xác, hiệu quả và nhanh chóng.
  • Tư vấn lập trình và lập trình phát triển chức năng an toàn cho phần mềm.

Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng:

  • Phân tích, thiết kế và phát triển các sản phẩm phần mềm đa phương tiện bao gồm: Các hệ thống website; Game; Phần mềm ứng dụng trên đầu cuối di động; Hệ thống đào tạo theo hình thức E-learning; Hệ thống cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng.
  • Kiểm định và đánh giá các sản phẩm đa phương tiện
  • Quản lý các dự án phát triển phần mềm ứng dụng đa phương tiện
  • Sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ sản xuất và tạo dựng các tác phẩm đa phương tiện

Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Thiết kế đa phương tiện nắm vững kiến thức chuyên ngành và có những kỹ năng:

  • Thiết kế các sản phẩm đồ họa 2D/3D như poster quảng cáo, bộ nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm, giao diện web site, các hình ảnh tương tác trong phầm mềm máy tính.
  • Thiết kế và thực hiện các video clip, chương trình truyền hình, hoạt hình và các nội dung đào tạo theo hình thức E-learning
  • Kiểm định và đánh giá các sản phẩm đồ họa
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ thiết kế và tạo dựng các tác phẩm đa phương tiện

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Cơ sở TP. Hồ Chí Minh

  • Cơ sở Quận 1: 11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Quận 9: Đường Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh

Khoa Công nghệ thông tin 2

  • Điện thoại: 028.37.305 316 hoặc 028.38.299.605
  • E-mail: nhatrang@ptithcm.edu.vn